Chỉ còn vài ngày nữa chúng ta sẽ bước qua năm mới 2018 - một năm được mong chờ và kỳ vọng nhất khi các Nghị định và chính sách mới sẽ có hiệu lực bắt đầu từ 1/1/2018 tác động trực tiếp đến giá xe tại Việt Nam.
1. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thay đổi:
Theo lộ trình thay đổi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) kể từ năm 2018 trở đi, những ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống sẽ được thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt kể bắt đầu từ ngày 01/01/2018 theo đó:
Dung tích động cơ |
Dưới 1.5L |
Từ 1.5L - 2.0L |
Từ 2.5L - 3.0L |
Từ 3.0L - 6.0L |
Thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) |
Giảm từ 40% xuống 35% |
Giảm từ 45% xuống 40% |
Tăng từ 55% lên 60% |
Tăng từ 90% lên đến 150% |
Nhanh nhất là THACO Trường Hải khi mới đây đã chính thức công bố giá bán áp dụng cho các mẫu xe thương hiệu Mazda của mình kể từ ngày 01/01/2018. Một số mẫu xe chủ lực của Mazda như: Mazda 3 sedan bản 1.5L giảm nhẹ 10 triệu đồng còn 639 triệu và Mazda 6 2.0L FL Pre giảm 20 triệu đồng còn 859 triệu.
2. Thuế nhập khẩu xe từ khu vực ASEAN giảm về 0%:
Theo cam kết khu vực thương mại tự do ASEAN - AFTA (ASEAN Free Trade Area). Bước sang năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN sẽ về 0% với xe có tỷ lệ nội địa hoá từ 40% trở lên và đây là chi tiết ít được đề cập khi các hãng xe công bố thông số kỹ thuật, nên không dễ để xác định và nếu có, thì lượng xe đạt tiêu chuẩn này ở Việt Nam cũng không nhiều, mỗi hãng xe thường chỉ có 1-2 mẫu. Điều này có nghĩa là chỉ rất ít mẫu xe nhập từ ASEAN được giảm thuế và giá.
3. Nghị Định 116 xe lắp ráp bán được - xe nhập khẩu ''khó sống''.
Theo Nghị Định số 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô chính thức có hiệu lực từ ngày 17/10/2017 vừa qua, Nghị định mới này đã tác động lớn đến thị trường ô tô nhập khẩu trong nước. Các mẫu xe bán chạy và phổ biến ở thị trường Việt Nam hiện nay như: Toyota Fortuner, Honda CR-V, Honda Civic, Ford Ranger... nhập khẩu từ các thị trường Mỹ, Indonesia, Thái Lan... đều trở nên khan hàng hiện nay vì không thể đưa về nước do Nghị định mới gây khó khăn.
Chủ tịch hiệp hội các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) - tổng Giám đốc Toyota Việt Nam đã kiến nghị lên Chính phủ hoãn thi hành và bày tỏ về những khó khăn của Nghị Định 116. Tập đoàn ô tô Trường Hải - THACO đồng tình với Nghị định để đảm bảo tính công bằng giữa xe nhập khẩu và lắp ráp ở thị trường Việt Nam.
4. Ô tô giảm giá khi thuế nhập khẩu linh kiện về 0%
Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2017 vào 16/11/2017 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016 về biểu thuế xuất, nhập khẩu hàng hóa, trong đó có điều khoản quy định về "Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ôtô nhập khẩu theo chương trình ưu đãi thuế". Đây là một lợi thế lớn cho xe lắp ráp trong nước khi được hưởng thời gian giảm thuế 05 năm, các hãng xe lắp trong nước sẽ được hưởng lợi thuế 0% nếu sản lượng xe đạt (tối thiểu 8000 xe trong 06 tháng) theo bảng bên dưới, chỉ áp dụng cho xe con dưới 09 chỗ ngồi.
Thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), giảm thuế nhập khẩu linh kiện và ô tô nhập từ ASEAN còn 0%, ảnh hưởng Nghị Định 116 là những thay đổi ''trước mắt'' khi bước qua năm tới 2018. Nhìn chung, giá xe sẽ giảm nhẹ với những xe có dung tích máy nhỏ và ngược lại.
Liệu giá ôtô nhập khẩu từ thị trường Asean có giảm tương ứng với mức giảm thuế hay không? Liệu người dân có được mua xe nhập khẩu từ ASEAN chất lượng tốt với giá tốt hơn hay không? Chúng ta hãy cùng chờ đợi và hy vọng rằng không có thêm rào cản thuế và quy định lên xe nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước như Nghị Định 116 và giá xe sẽ rẻ hơn trong tương lai.
Bình luận (0 Bình luận)
Để lại bình luận