Trong khi nhiều khách hàng vẫn hồi hộp chờ giá xe giảm tiếp sau ngày 1/1/2018, không ít liên doanh xe đã sớm chốt giá xe nội trong năm 2018 đồng thời “giảm tốc” với xe nhập vì sợ khan hàng.
Xe nội chốt giá sớm, khó giảm thêm sau 1/1/2018
Ngay từ cuối tháng 11, nhiều liên doanh sản xuất xe đã nhanh chân công bố giá bán lẻ cho các dòng xe trong năm 2018, trong đó để đẩy hàng tồn, một số nhà phân phối còn áp dụng luôn mức giá mới. Chẳng hạn, trong bảng giá dành cho năm 2018 Toyota hạ giá Vios đến 58 triệu đồng, Innova đến 50 triệu đồng, Corolla Altis từ 24 đến 31 triệu đồng.
Tương tự, Hyundai Thành Công cũng giảm giá bán một số dòng xe đồng thời khẳng định giá này sẽ áp dụng trong năm 2018. Không đứng ngoài cuộc chơi, đại gia xe lớn nhất Việt Nam, Trường Hải (Thaco) cũng điều chỉnh giá bán mới cho gần như hầu hết các dòng xe Kia và Mazda và áp dụng luôn bảng giá năm 2018.
Cụ thể, hàng loạt mẫu xe như Kia Morning, Kia Rio, Kia Cerato giảm giá từ 5 triệu đồng đến 25 triệu đồng, còn các mẫu xe Mazda2, Mazda3, Mazda6 và BT-50 có mức giá mới thấp hơn từ 10 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Về lý thuyết, việc giảm thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện ôtô theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ sẽ giúp hạ giá thành các dòng xe lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, mức thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho các mẫu xe có dung tích xilanh từ 2.0L trở xuống cũng được giảm thêm 5% từ 1/1/2018.
Tuy nhiên, để được hưởng mức thuế linh kiện nhập khẩu 0% này, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ôtô phải đáp ứng hai điều kiện về sản lượng chung tối thiểu từ 8.000 xe/6 tháng và 16.000 xe/năm; sản lượng bán hàng của mẫu xe phải đạt từ 3.000 xe/6 tháng và 6.000 xe/năm trong năm đầu tiên 2018 sau đó nâng dần theo các năm đến năm 2022.
Với các điều kiện trên và xét theo điều kiện thực tế tại thị trường Việt Nam, chỉ có 3 đơn vị là Thaco, Hyundai Thành Công và Toyota Việt Nam mới có thể đáp ứng được ở một số mẫu xe.
Xe nhập bắt đầu khan, đại lý om hàng, rục rịch đẩy giá
Khác với xe nội, nhiều mẫu xe nhập đang trong tình trạng “dập dình” về giá và không ít đại lý bán xe trong tâm trạng “vừa bán vừa dòm”, thậm chí bắt đầu từ chối đơn hàng hoặc tăng giá kiểu bán xe kèm phụ tùng vì sợ đến sát Tết, khách nhiều lại hết xe.
Từ đầu tháng 12, các đại lý xe Ford đã nhận được thông báo cắt đơn hàng xe Ranger và Explorer trong tháng 1, 2 và đại lý được khuyến cáo là chỉ nhận đơn đặt hàng của khách hàng khi có xác nhận nguồn cung từ Ford Việt Nam.
Không có thông báo từ Toyota Việt Nam nhưng từ hơn 1 tháng nay, các đại lý Toyota rất cầm chừng trong việc bán xe Fortuner và tới nay, hầu hết các yêu cầu đặt hàng của khách hàng đều bị từ chối do khan xe. Cũng có đại lý phải đàm phán lại với khách về giá cũng như thời gian giao xe hoặc nhận đơn đặt hàng nhưng chưa chốt giá chính thức vì phải chờ tính toán lại các chi phí.
Trao đổi với PV, đại diện truyền thông một liên doanh xe cho biết hầu hết các đơn vị phân phối xe nhập đều đang “túc trực” tại các bộ, ngành như Bộ Công Thương, Bộ GTVT để chờ thông tư hướng dẫn của nghị định 116.
Theo quy định, sau ngày 1/1/2018, các đơn vị muốn nhập xe phải làm lại hàng loạt giấy tờ nhưng tới nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn và “nghe nói cuối tháng 12, Bộ GTVT mới có văn bản về giấy chứng nhận cơ sở bảo hành bảo dưỡng” - đại diện này cho biết.
Vì chưa rõ thủ tục nên liên doanh xe này không dám đặt hàng xe nhập mới mà chỉ đẩy tốc độ thông quan xe theo các hợp đồng đã ký, “chẳng ai dám đưa xe về sau 1/1/2018 khi chưa biết thủ tục giấy tờ sẽ có bằng cách nào vì xe về mà nằm cảng thì chết doanh nghiệp”.
Theo các đại lý ôtô, thời gian tối thiểu từ lúc đặt hàng với nhà cung cấp tại Việt Nam đến khi có xe giao cho khách hàng mất khoảng 3-4 tháng với xe nhập từ khu vực ASEAN và khoảng 5 tháng với các nước ngoài ASEAN. Do đó, nguồn cung xe nhập khẩu nhiều khả năng sẽ chỉ dồi dào trở lại sau quý I/2018.
Giá xe tải 2018 sẽ tăng giá mạnh:
Trái ngược với thị trường xe du lịch dưới 9 chỗ chờ giảm giá 2018 thì các hãng xe tải rục rịch tăng giá từ 1.1.2018.
Nguyên nhân của sự tăng giá này là do các dòng xe tải: xe tải Hino, xe tải Isuzu, xe tải Hyundai, xe tải Fuso, xe tải Thaco, xe tải Dongfeng, xe tải Veam, xe tải TMT… do chính sách áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 từ 1.1.2018. Do vậy, các hãng xe phải nâng cấp sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới này. Đồng thời với việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới, nâng cấp sản phẩm sang model khác mà hồ sơ thiết kế các dòng xe trước 2017 phải thiết kế lại cho phù hợp tiêu chuẩn mới. Điều này cũng ảnh hưởng đến chi phí khi khách hàng đầu tư 1 chiếc xe tải mới vào năm 2018.
Bên cạnh việc thay đổi sản phẩm lần này thương hiệu xe tải Hino thương hiệu xe tải danh tiếng trên thế giới và tại Việt Nam là dòng xe tải Nhật Bản ( xe tải hino nhập khẩu và xe tải hino lắp ráp) có sự nâng cấp sản phẩm tích cực nhất so với các đối thủ, không chỉ về cải tiến mẫu mã: thiết kế mạnh mẽ thì các trang thiết bị và tiện ích cũng được nâng cấp mạnh đi cùng giá thành hợp lý. Xe tải Hino được kỳ vọng tiếp tục là dòng xe tải dẫn đầu thị trường Việt Nam về chất lượng và độ tin cậy của người tiêu dùng.
Bình luận (0 Bình luận)
Để lại bình luận